Giới thiệu Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi tiền thân là Bộ môn Máy tàu thủy được thành lập năm 2008 thuộc Khoa Cơ khí trường Cao đẳng GTVT.

Ngày 27/4/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 630/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Công nghệ GTVT trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng GTVT. Ngày 04/10/2011, Bộ môn Máy tàu thủy được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số 1954/QĐ-ĐHCNGTVT. Đến ngày 01/08/2016 Bộ môn Máy tàu thủy được đổi tên thành Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi thuộc Khoa Cơ khí theo quyết định số 2241/QĐ-ĐHCNGTVT của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT.

Chức năng

Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi- Khoa Cơ khí là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một, hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc Khoa Cơ khí và Trường.

Nhiệm vụ

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường và của Khoa;

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng nhà trường giao;

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và của khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hội đồng Khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng và Trưởng khoa;

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của Bộ môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Khoa và Nhà trường giao.

Địa chỉ : Phòng 502 - Nhà H1 - Trường Đại học Công nghệ GTVT, số 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email : doannc@utt.edu.vn

2. Danh sách cán bộ

Tổng số cán bộ Giảng viên của Bộ môn: 07 người, trong đó: Phó giáo sư: 01; Tiến sĩ: 02; Thạc sĩ: 04. Các giảng viên của bộ môn được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng chuyên về kỹ thuật hàng hải ở trong và ngoài nước, có nhiều nhiệt huyết. Số lượng giảng viên được đào tạo chuyên ngành Máy tàu thủy là 05 giảng viên, chuyên ngành Vỏ tàu thủy là 01 giảng viên, chuyên ngành Điện và Tự động hóa tàu thủy là 01 giảng viên. Các giảng viên ngoài giảng dạy các môn chuyên ngành kỹ thuật tàu thủy còn tham gia giảng dạy các môn cơ sở ngành cơ khí cho các chuyên ngành đào tạo khác của Khoa Cơ khí.

TT

Họ và tên

Chức vụ

Lĩnh vực nghiên cứu

Ảnh đại diện

1

TS. Nguyễn Công Đoàn

Email: doannc@utt.edu.vn

Trưởng Bộ môn

 1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

 2. Nghiên cứu tận dụng nhiệt năng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.

 3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong.

 4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong.

 5. Thiết bị phát nhiệt - điện, chuyển hóa năng lượng trực tiếp.

2

PGS.TS. Vũ Ngọc Khiêm

Email: khiemvn@utt.edu.vn

Giảng viên,

Chủ tịch Hội đồng trường

 1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

 2. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.

 3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong.

 4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong.

3

TS. Trần Trọng Tuấn

Email: tuantt@utt.edu.vn

Giảng viên

 1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

 2. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.

 3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong.

 4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong.

4

ThS. Hoàng Tú

Email: hoangtu@utt.edu.vn

Giảng viên

 1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

 2. Công nghệ lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy.

 3. Máy phụ tàu thủy.

5

ThS. Nguyễn Quốc Tuấn

Email: tuannq@utt.edu.vn

Giảng viên

 1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

 2. Thiết kế, trang trí hệ thống động lực tàu thủy.

6

ThS. Nguyễn Xuân Hành

Email: hanhnx@utt.edu.vn

Giảng viên

 1. Tự động hóa thiết kế tàu thủy.

 2. Lý thuyết và kết cấu tàu thủy

 3. Công nghệ đóng tàu.

7

ThS. Trương Tất Anh

Email: anhtt@utt.edu.vn

Giảng viên

 1. Điện và tự động hóa tàu thủy.

 2. Năng lượng tái sinh.

 

 

3. Các định hướng nghiên cứu của Bộ môn

   1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.

   2. Nghiên cứu tận dụng nhiệt năng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.

   3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong.

   4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong.

   5. Năng lượng tái sinh, chuyển hóa năng lượng trực tiếp.

Bộ môn tàu thủy và Thiết bị nổi có truyền thống tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, đóng góp vào sự phát triển chung của Trường Đại học Công nghệ GTVT. Hàng năm, các giảng viên đều chủ trì và tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ, hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành uy tín ở trong và ngoài nước.

Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do các thành viên Bộ môn chủ trì và cùng tham gia thực hiện:

1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,"Xây dựng sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy", thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2012÷2013.

2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Xây dựng lồng ghép nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động đào tạo ngành cơ khí GTVT”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 01/2013÷12/2013.

3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thiết kế, chế tạo thí điểm xe mini-bus điện 12-15 chỗ ngồi. Đánh giá, dự thảo tiêu chuẩn và đề xuất ứng dụng trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng tại các thành phố”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014.

4. Đề tài nghiên cứu khoa học, “Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các PTGTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam”, thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm Sáng kiến Không khí sạch cho các thành phố Châu Á (Clean Air Asia) và trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Thời gian thực hiện 2013÷2014.

5. Đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng thí điểm nhiên liệu biodiesel trên các phương tiện thủy nội địa thực tế tại khu vực đồng bằng sông MêKông”, thuộc đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do trường Đại học Giao thông vận tải Tp.Hồ Chí Minh chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014.

6. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu ứng dụng EGR và bộ lọc DPF nhằm giảm mức phát thải các chất độc hại trong khí xả động cơ diesel lắp trên các tàu cỡ vừa và nhỏ. Thời gian thực hiện: 2015÷2017.

7. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu nâng cao tính kinh tế nhiên liệu và giảm phát thải độc hại cho động cơ diesel bằng cách cung cấp dimethyl ether vào đường nạp”. Thời gian thực hiện: 2016÷2018.

8. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị tạo khí HHO bổ sung vào đường nạp của động cơ diesel tàu thủy nhằm nâng cao chất lượng quá trình cháy và giảm độc hại của khí xả thải ra môi trường. Thời gian thực hiện: 2017÷2019.

4. Hợp tác

Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi có các mối quan hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, bao gồm:

  • Bộ môn Động Cơ - Khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự;
  • Khoa Kỹ thuật tàu thủy – Đại học Giao thông Vận tải tp HCM;
  • Viện Thiết kế tàu quân sự - Tổng Cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng;
  • Khoa Máy tàu biển – Đại học Hàng Hải Việt Nam;
  • Viện Công nghệ biển, Năng lượng và Vận tải – Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Astrakhan – Liên Bang Nga;
  • Công ty Thiết kế tàu biển Daizo Tec – Nhật Bản;
  • Công ty Đóng tàu Hạ Long;
  • Công ty Đóng tàu Bạch Đằng;
  • Công ty Đóng tàu Phà Rừng;
  • Công ty Đóng tàu Sông Hồng;
  • Công ty Đóng tàu Thịnh Long;
  • Công ty Vận tải Biển Đông;
  • Các Công ty Đóng tàu tư nhân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và tư vấn thiết bị kỹ thuật tàu thủy.

5. Một số hình ảnh về hoạt động của Bộ môn

Bộ môn Tàu thủy và Thiết bị nổi