Bộ môn Đầu máy toa xe và tàu điện Metro
Địa chỉ: Phòng 501 nhà H1 - Trường Đại học Công nghệ GTVT, Số 54 Phố Triều Khúc - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội
Email: bmdmtx@utt.edu.vn
Bộ môn Đầu máy toa xe được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số 1955/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 04/10/2011
* Tổ chức nhân sự:
- Trưởng bộ môn: TS. Vũ Văn Hiệp
- Giảng viên cơ hữu:
-
- ThS. Nguyễn Thị Nam
- ThS. Yên Văn Thực
- NCS.ThS. Trần Văn Hiếu
- ThS. Nguyễn Quang Hưởng
- Giảng viên thỉnh giảng:
-
- TS. Nguyễn Anh Tuấn (nguyên là trưởng bộ môn)
- ThS. Đào Văn Nguyên (nguyên là trưởng bộ môn)
- Các GS.TS; PGS.TS; TS; ThS thuộc Trường Đại học giao thông vận tải, Trường Cao đẳng đường sắt và một số cán bộ thuộc các doanh nghiệp trong lĩnh vực đường sắt.
* Chức năng
Bộ môn Đầu máy toa xe Khoa Cơ khí là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một, hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc Viện Cơ khí động lực và Trường.
* Thông tin ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro
1. Hệ đại học:
• Mã ngành: 7510201
• Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro
• Thời gian đào tạo: 4 năm
• Tuyển sinh theo các phương thức như xét tuyển thẳng, xét học bạ kết hợp, xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và xét dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy.
• Cơ hội nghề nghiệp:
Tới nay, Nhà trường đã liên kết đào tạo và chuyển giao công nghệ với một số nước phát triển về lĩnh vực đường sắt như Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ…Sau khi ra trường sinh viên có thể được tiếp cận với các nguồn học bổng từ các nước nói trên để học tập nâng cao trình độ trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt.
Ngoài ra Nhà trường còn liên kết mật thiết với các đối tác trong nước như Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty đường sắt, Cục đăng kiểm Việt Nam, Các Ban Quản lý đường sắt đô thị, Hanoi Metro, Ho Chi Minh City Metro, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Cao đẳng đường sắt, Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ga Yên Viên,...Do đó sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ trở thành các kỹ sư và được giới thiệu việc làm tới các cơ quan nói trên nếu các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.
Đồng thời, người học sau khi tốt nghiệp cũng có thể trở thành giáo viên giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Hệ đại học liên thông từ cao đẳng:
• Mã ngành: 7510201
• Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro
• Thời gian đào tạo: 1,5 năm (nếu liên thông dọc), 2 năm (nếu phải học chuyển đổi kiến thức từ các ngành trong nhóm ngành cơ khí như: Cơ khí ô tô; Công nghệ kỹ thuật cơ khí Máy tàu thủy, Máy xây dựng; Cơ điện tử; Chế tạo máy;…)
• Tuyển sinh: Xét tuyển thi THPT quốc gia theo phương án của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc theo phương án thi của Trường Đại học Công nghệ GTVT nếu đã tốt nghiệp đủ 36 tháng.
• Cơ hội nghề nghiệp:
- Kỹ thuật viên trong các đơn vị chuyên thử nghiệm, chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa đầu máy, toa xe và các lĩnh vực cơ khí khác;
- Kỹ thuật viên về quản lý vật tư - thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa trong các đơn vị đóng mới, lắp ráp đầu máy, toa xe;
- Giảng dạy trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
3. Chú ý:
Sinh viên đang học tại Trường Đại học Công nghệ GTVT hệ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Đầu máy toa xe và tàu điện Metro, có thể học song song với một chuyên ngành khác như (Công nghệ kỹ thuật ô tô, Cơ khí chế tạo, Công nghệ kỹ thuật cơ khí máy xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tàu thủy hoặc Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ điện tử) để có được tấm bằng thứ 2.