Lý do chúng tôi chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô rất phát triển với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng ô tô tham gia giao thông phục vụ nhu cầu xã hội. Đang học năm thứ 4 với các kiến thức chuyên ngành, em nhận thấy đây là ngành rất khó, nhiều kiến thức, thực hành liên tục và luôn được tiếp xúc với các dòng xe mới nhất hiện nay. Em thấy rằng, Với kiến thức về ngành Kỹ thuật ô tô, chúng ta không những có thể có cơ hội nhận được công việc tốt mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Em chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành đào tạo nhân lực đang rất cần cho xã hội hiện nay. Chương trình học ngành này có sự thu hút, cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất về các loại xe hiện đại khiến việc học không bao giờ nhàm chán. Mỗi ngày với em là một ngày được trải nghiệm, tìm hiểu, biết thêm những điều mới, những kỹ năng mới.

Nguyễn Thi Thơm , Sinh viên Khóa 66 ngành CNKT ô tô

Giới thiệu về thông tin chung, triển vọng nghề nghiệp

Tên chương trình:    Công nghệ kỹ thuật ô tô

                              (Automotive Engineering Technology)

Trình độ đào tạo:     Đại học

Ngành đào tạo:        Công nghệ kỹ thuật ô tô        

Mã số:                    7510205       

Loại hình đào tạo:    Chính quy

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam (Vietnam Automotive Engineer Association), chuẩn đào tạo kỹ sư của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam, với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp ô tô như Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Tập đoàn Hyundai Thành Công, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của các nền giáo dục đào tạo của các quốc gia hiện đại. 

Nội dung đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành cơ khí động lực mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.

Chuẩn đầu ra và Mục tiêu đào tạo

1.2.1. Kiến thức

- Nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức được Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách phát triển kinh tế xã hội; Quốc phòng- an ninh; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở cần thiết để tiếp thu kiến thức chuyên môn và học tập ở trình độ cao hơn;

- Có kiến thức chuyên môn toàn diện để xây dựng và thực hiện các quy trình công nghệ về: kiểm định, chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp, thí nghiệm ô tô;

- Có năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng hợp để  giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành.

1.2.2. Kỹ năng

- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình chẩn đoán kỹ thuật, thử nghiệm, vận hành thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và máy động lực;

- Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực Công nghệ  ô tô; 

- Xác định, phân tích các nguyên nhân hư hỏng của chi tiết, tổng thành: động cơ, hệ thống gầm, điện ô tô…trong quá trình sử dụng và khắc phục được những hư hỏng đó;

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được một số chi tiết, hệ thống, tổng thành của ô tô;

- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế, chế tạo các phụ tùng thuộc lĩnh vực Công nghệ ô tô;

- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;

- Hội nhập được với môi trường Quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ôtô;

- Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ ô tô.

1.2.3. Thái độ

- Ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật ô tô trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp; ý thức tôn trọng và làm việc theo pháp luật;

- Ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nền Quốc phòng toàn dân; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

- Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để tự học suốt đời.

1.2.4. Vị trí  làm việc sau khi tốt nghiệp

- Người tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô làm việc ở vị trí: kỹ sư Công nghệ ô tô tại các doanh nghiệp ô tô, doanh nghiệp vận tải ô tô, cơ sở đăng kiểm, bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô, máy động lực;

- Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề.

1.2.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học

Theo Quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ và Quy định chuẩn đầu ra trình độ công nghệ thông tin đối với sinh viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.

  • Cấu trúc chung của CTĐT (theo phiên bản K70)
  • Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 151 tín chỉ (TC); hai môn học bắt buộc là Giáo dục thể chất (4 TC), Giáo dục Quốc phòng - An ninh (8 TC), sẽ được cấp chứng chỉ riêng.

Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo (TC) thể hiện ở bảng sau:

Khối kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

30

4

34

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

109

8

117

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

41

4

45

2.2.  Kiến thức ngành

35

4

39

2.3. Thực tập nghề nghiệp

21

 

21

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5.  Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

139

12

151

Chương trình đào tạo: Xem tại đây