Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Áp dụng cho K73)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành về Công nghệ kỹ thuật cơ khí; có năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí; có kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

Đạt chuẩn đầu ra theo quy định tại thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 06 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức được Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách phát triển kinh tế xã hội; Quốc phòng- an ninh; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở cần thiết để tiếp thu kiến thức chuyên môn và học tập ở trình độ cao hơn;

+ Có kiến thức chuyên môn toàn diện để xây dựng và thực hiện các quy trình công nghệ về: Thiết kế, lập quy trình công nghệ gia công, lập trình gia công, kiểm định, chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp, thí nghiệm các máy móc, thiết bị cơ khí;

+ Có năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng hợp để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành.

- Mục tiêu về kỹ năng:

* Chuyên ngành Máy xây dựng

+ Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực cơ khí máy xây dựng;

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình chẩn đoán kỹ thuật, thử nghiệm, vận hành thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa máy xây dựng;

+ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được một số chi tiết, hệ thống, tổng thành của máy xây dựng;

+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm; hội nhập được với môi trường Quốc tế trong lĩnh vực cơ khí máy xây dựng;

+ Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực cơ khí máy xây dựng.

* Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy

+ Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực công nghệ chế tạo máy; có kỹ năng đo đạc, kiểm tra, phân tích, thiết kế các chi tiết máy, các hệ thống thiết bị cơ khí, triển khai quy trình công nghệ và tiến hành gia công chi tiết trên các máy vạn năng;

+ Có khả năng thiết kế, lập quy trình công nghệ và lập trình gia công và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công trên máy CNC;

+ Có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến: Thiết kế, thi công chế tạo, vận hành máy, bảo trì bảo dưỡng và phát triển các hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí;

+ Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 2D, 3D để thiết kế chi tiết, thiết kế khuôn mẫu và sử dụng các phần mềm trong lập trình gia công chi tiết máy;

+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm; hội nhập được với môi trường Quốc tế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;

+ Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.

- Mục tiêu về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

+ Ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp; ý thức tôn trọng và làm việc theo pháp luật;

+ Ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nên Quốc phòng toàn dân; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc;

+ Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để tự học suốt đời.

b) Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Là cán bộ quản lý nhà nước hoặc các doanh nghiệp về lĩnh vực cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo, máy xây dựng nói riêng;

- Là cán bộ phụ trách kỹ thuật trong các đơn vị hoạt động về lĩnh vưc chế tạo máy, máy xây dựng và cơ khí chuyên dùng;

- Giảng dạy và NCKH trong các cơ sở đào tạo hoặc các viện nghiên cứu.

c) Cơ hội tiếp tục học tập ở các chương trình đào tạo tương đương hoặc bậc cao hơn:

Tiếp tục học tập các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

d) Trình độ ngoại ngữ và tin học:

Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành của Trường Đại học Công nghệ GTVT.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Mã số

CĐR

Mã hóa

CĐR

Nội dung chuẩn đầu ra

Mức độ

 

1.

Chuẩn về kiến thức

 

 

1.1.

Kiến thức giáo dục đại cương

 

KT1

1.1.1

Vận dụng kiến thức cơ bản, hệ thống về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp luật Việt Nam vào giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội trong thực tiễn.

3/6

KT2

1.1.2

Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hóa học, tin học và tiếng Anh để tiếp thu kiến thức, phân tích và giải thích các nguyên lý làm việc của các hệ thống, cụm tổng thành, chi tiết trong ngành cơ khí.

3/6

KT3

1.1.3

Có kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng - an ninh, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; có kiến thức cơ bản trong rèn luyện thể chất nhằm đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe.

3/6

 

1.2.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

KT4

1.2.1

Vận dụng được các kiến thức cơ sở ngành để học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan của CNKT Cơ khí.

3/6

KT5

1.2.2

a) Chế tạo máy: Phân tích, xây dựng và thực hiện được các công nghệ về: Thiết kế, về quy trình gia công, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các máy công cụ và dây truyền sản xuất.

b) Máy xây dựng: Vận dụng được các kiến thức về khoa học và công nghệ để nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được một số chi tiết, hệ thống và tổng thành trên thiết bị cơ khí và máy xây dựng. Ứng dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và phương pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư và khai thác máy xây dựng.

4/6

KT6

1.2.3

a) Chế tạo máy: Hiểu và vận dụng được các kiến thức về khoa học và công nghệ để lập quy trình công nghệ gia công, thiết kế, chế tạo và giải quyết những vấn đề khác trong lĩnh vực Công nghệ Chế tạo máy.

b) Máy xây dựng: Xây dựng và thực hiện được các quy trình công nghệ về: kiểm định, chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp và thí nghiệm máy xây dựng.

4/6

 

2.

Chuẩn về kỹ năng

 

 

2.1.

Kỹ năng thực hành nghề nghiệp

 

 

 

Chuyên ngành: Chế tạo máy

 

KN1

2.1.1

Có khả năng nghiên cứu, thiết kế, lập trình gia công các chi tiết máy. Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế chi tiết, thiết bị và máy móc, khuôn mẫu, và lập trình gia công các chi tiết trên máy CNC.

3/5

KN2

2.1.2

Có kỹ năng cơ bản về: nguội, gò, hàn, gia công trên các máy vạn năng và máy CNC ứng dụng vào lĩnh vực Công nghệ Chế tạo máy.

3/5

KN3

2.1.3

Có khả năng lập quy trình công nghệ về thiết kế, qui trình công nghệ gia công và khả năng tổ chức sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, phân tích các nguyên nhân hư hỏng của các máy móc, thiết bị từ đó tổ chức thực hiện vận hành và bảo dưỡng được các dây truyền sản xuất và máy móc thiết bị. 

4/5

 

 

Chuyên ngành: Máy xây dựng

 

KN1

2.1.1

Có kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Cơ khí. Có khả năng tháo lắp các chi tiết và cụm máy, lắp dựng dây chuyền hệ thống và vận hành máy xây dựng.

3/5

KN2

2.1.2

Sử dụng được các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế và chẩn đoán kỹ thuật máy gia công và máy xây dựng. Sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành để khai thác các công nghệ mới về máy xây dựng.

3/5

KN3

2.1.3

Có khả năng xác định, phân tích các nguyên nhân hư hỏng trên máy xây dựng. Từ đó tổ chức và thực hiện được các quy trình chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa máy xây dựng.

4/5

 

2.2.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử

 

KN4

2.2.1

Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết hiệu quả công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy để giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn.

4/5

KN5

2.2.2

Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong công việc.

3/5

KN6

2.2.3

Đạt chuẩn Tin học tương đương IC3 hoặc MOS. Có kỹ năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu và khả năng xử lý số liệu thông qua các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc chuyên môn.

3/5

 

3.

Chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

 

 

3.1.

Năng lực tự chủ

 

NL1

3.1.1

Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục học cao hơn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

4/5

 

3.2.

Trách nhiệm nghề nghiệp

 

TN1

3.2.1

Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, tôn trọng và chấp hành pháp luật.

4/5

TN2

3.2.2

Có tinh thần làm việc trách nhiệm, trung thực, nghiêm túc, tính kỷ luật cao; Có tác phong lịch sự, nhã nhặn, đúng mực.

4/5

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 159 tín chỉ, hai học phần bắt buộc là Giáo dục thể chất (4 TC) và Giáo dục Quốc phòng - An ninh (9 TC) sẽ được cấp chứng chỉ riêng.

IV. TIÊU CHÍ TUYỂN SINH

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh Đại học hệ chính quy hằng năm của Trường Đại học Công nghệ GTVT.

V. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Thực hiện theo Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải về đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

VI. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo các quy định hiện hành của Trường Đại học Công nghệ GTVT.

Kết quả học tập được đánh giá theo 2 loại thang điểm (Bảng 1):

* Thang điểm 10: Được sử dụng cho các điểm thành phần của một học phần. Các bảng ghi điểm thành phần (điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, điểm bài thí nghiệm...) sử dụng thang điểm 10.

* Thang điểm 4: Là thang điểm chính thức, trong đó điểm chữ (A, B+, B, C+, C, D+, D, F) được sử dụng cho điểm tổng kết học phần quy đổi từ thang điểm 10 dựa theo bảng 1, điểm số (4-0) được sử dụng cho tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy.

  • Thang điểm đánh giá kết quả học tập.

Loại

Thang điểm 10

(điểm thành phần)

Thang điểm 4

Điểm chữ

Điểm số

Đạt (*)

Từ 8,5 đến 10

A

4,0

Từ 8,0 đến 8,4

B+

3,5

Từ 7,0 đến 7,9

B

3,0

Từ 6,0 đến 6,9

C+

2,5

Từ 5,5 đến 5,9

C

2,0

Từ 5,0 đến 5,4

D+

1,5

Từ 4,0 đến 4,9

D

1,0

Không đạt

Dưới 4,0

F

0

 

Đối với học phần thực tập tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp: Điểm thành phần từ 5,0 trở lên và điểm tổng kết học phần từ C trở lên mới được coi là đạt.

Điểm tốt nghiệp là điểm trung bình chung tích lũy các học phần (trừ 02 môn Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp chứng chỉ).

 

VII. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - HỌC TẬP

Hoạt động dạy - học được thiết kế cho chương trình đào tạo ngành nhằm đảm bảo cho người học phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ tự chủ tự chịu trách nhiệm. Các phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy - học tập bao gồm:

  • Phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, học tập

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Mục đích

Thuyết giảng

Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức nền tảng của các môn học một cách khoa học, logic

Thảo luận trên lớp

Thông qua việc hỏi đáp giữa giảng viên và sinh viên để làm rõ các nội dung kiến thức trong môn học

Thuyết trình

Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông, rèn luyện kiến thức và kỹ năng môn học

Bài tập cá nhân

Giúp sinh viên hiểu rõ và biết vận dụng các nội dung môn học vào vấn đề thực tế

Bài tập nhóm

Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác. Giúp sinh viên hiểu rõ, biết vận dụng các nội dung môn học vào vấn đề thực tế

Nghiên cứu bài học và tài liệu

Giúp sinh viên tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển năng lực bản than

Nghiên cứu tình huống

Giúp sinh viên tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu; hiểu rõ và biết vận dụng các nội dung chương trình học vào giải quyết vấn đề thực tế

Thí nghiệm, thực hành

Giúp sinh viên có thể nắm vững kết cấu và xây dựng quy trình công nghệ thông qua các thiết bị thực hành, thí nghiệm.

Thực tập, đi thực tế

Giúp sinh viên hiểu rõ và biết vận dụng các nội dung chương trình học để giải quyết vấn đề thực tế.

 

VIII. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 159 tín chỉ không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất (4 tín chỉ), Giáo dục Quốc phòng - An ninh (9 tín chỉ). Cấu trúc của Chương trình đào tạo được mô tả trong Bảng 3.

 Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

36

4

40

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

42

4

46

2.2. Kiến thức ngành

38

 

38

2.3. Thực hành, thực tập nghề nghiệp

23

 

23

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5. Đồ án/khóa luận tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

151

8

159

Giáo dục thể chất

4

 

4

Giáo dục quốc phòng - an ninh

9

 

9

 

Thông tin chi tiết tại đây