Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Áp dụng cho K69)
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nhằm trang bị cho người tốt nghiệp kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp thành thạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế - xã hội, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
+ Nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức được Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách phát triển kinh tế xã hội; Quốc phòng- an ninh; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở cần thiết để tiếp thu kiến thức chuyên môn và học tập ở trình độ cao hơn;
+ Có năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng hợp để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành.
+ Đối với chuyên ngành chế tạo máy: Có kiến thức chuyên môn toàn diện để xây dựng và thực hiện các quy trình công nghệ về: Thiết kế, lập quy trình công nghệ gia công, lập trình gia công, kiểm định, chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp, thí nghiệm các máy móc, thiết bị cơ khí;
+ Đối với chuyên ngành Máy xây dựng: Có kiến thức chuyên môn toàn diện để xây dựng và thực hiện các quy trình công nghệ về: chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp, thử nghiệm máy xây dựng.
1.2.2. Kỹ năng
- Chuyên ngành Chế tạo máy
+ Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực công nghệ chế tạo máy; có kỹ năng đo đạc, kiểm tra, phân tích, thiết kế các chi tiết máy, các hệ thống thiết bị cơ khí, triển khai quy trình công nghệ và tiến hành gia công chi tiết trên các máy vạn năng;
+ Có khả năng thiết kế, lập quy trình công nghệ và lập trình gia công và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công trên máy CNC;
+ Có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến: Thiết kế, thi công chế tạo, vận hành máy, bảo trì bảo dưỡng và phát triển các hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí;
+ Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế 2D, 3D để thiết kế chi tiết, thiết kế khuôn mẫu và sử dụng các phần mềm trong lập trình gia công chi tiết máy;
+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm; hội nhập được với môi trường quốc tế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
+ Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
- Chuyên ngành Máy xây dựng
+ Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực cơ khí máy xây dựng;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình chẩn đoán kỹ thuật, thử nghiệm, vận hành thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa máy xây dựng;
+ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo được một số chi tiết, hệ thống, tổng thành của máy xây dựng;
+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm; hội nhập được với môi trường quốc tế trong lĩnh vực cơ khí máy xây dựng;
+ Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực cơ khí máy xây dựng.
1.2.3. Thái độ
- Ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí máy xây dựng trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp; ý thức tôn trọng và làm việc theo pháp luật;
- Ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nền Quốc phòng toàn dân; rèn luyện thể lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc;
- Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức, khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để tự học suốt đời.
1.2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Là cán bộ quản lý nhà nước hoặc các doanh nghiệp về lĩnh vực cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo, máy xây dựng nói riêng;
- Là cán bộ phụ trách kỹ thuật trong các đơn vị hoạt động về lĩnh vưc chế tạo máy, máy xây dựng và cơ khí chuyên dùng;
- Giảng dạy và NCKH trong các cơ sở đào tạo hoặc các viện nghiên cứu.
1.2.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Theo Quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ và Quy định chuẩn đầu ra trình độ công nghệ thông tin đối với sinh viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm (09 học kỳ chính)
- Khối lượng kiến thức toàn khóa:
Khối lượng kiến thức toàn khóa đối với ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là 161 tín chỉ (TC); các kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp sẽ được tích lũy tín chỉ; hai môn học bắt buộc là Giáo dục thể chât (4TC), Giáo dục quốc phòng – an ninh (8TC), sẽ được cấp chứng chỉ riêng.
Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo (TC) thể hiện ở bảng sau:
Khối kiến thức |
Bắt buộc |
Tự chọn |
Tổng số |
1. Kiến thức giáo dục đại cương |
30 |
4 |
34 |
2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
123 |
4 |
127 |
2.1. Kiến thức cơ sở ngành |
48 |
4 |
52 |
2.2. Kiến thức ngành |
40 |
|
40 |
2.3. Thực tập nghề nghiệp |
23 |
|
23 |
2.4. Thực tập tốt nghiệp |
4 |
|
4 |
2.5. Đồ án tốt nghiệp |
8 |
|
8 |
Tổng số |
153 |
8 |
161 |
- Đối tượng tuyển sinh:
Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
- Điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp:
* Điều kiện nhập học: Theo qui chế tuyển sinh hiện hành
* Điều kiền tốt nghiệp: Điều kiện tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007; Thông tư số 57/2012/TT-BGD&ĐT ngày 27/12/2012 của bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thang điểm: Kết quả học tập được đánh giá theo 2 loại thang điểm.
6.1. Thang điểm 10: Được sử dụng trong các thang điểm thành phần của một học phần. Các bảng ghi điểm thành phần (điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, điểm bài thí nghiệm…) sử dụng thang điểm 10.
6.2. Thang điểm 4:
Thang điểm 4 là thang điểm chính thức được sử dụng để tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũy, tính theo điểm chữ (A, B+, B, C+, C, D+, D, F) quy đổi từ thang điểm 10
Loại |
Thang điểm 10 |
Thang điểm 4 |
|
Điểm chữ |
Điểm số |
||
Đạt(*) |
từ 8,5 đến 10 |
A |
4,0 |
từ 8,0 đến 8,4 |
B+ |
3,5 |
|
từ 7,0 đến 7,9 |
B |
3,0 |
|
từ 6,0 đến 6,9 |
C+ |
2,5 |
|
từ 5,5 đến 5,9 |
C |
2,0 |
|
từ 5,0 đến 5,4 |
D+ |
1,5 |
|
từ 4,0 đến 4,9 |
D |
1,0 |
|
Không đạt |
dưới 4,0 |
F |
0 |
Chi tiết chương trình đào tạo tại đây